Chiếc xe khách mang biển số 37
H... giậm giật, mò mẫm mãi tron 
gió cát của nắng chiều miền trung BẢO MÂT
cuối cùng cũng đưa tôi về đến quê hương. Một miền quê cũng như bao miền quê khác trên dải đất ven biển hình chữ S này. Con người chất phác hồn hậu đến đáng thương.  Những cánh đồng bạc phếch lởm chởm những đất cày, đầm phá. Những chòm xóm còn vương trên ngọn tre mái nhà lọn khói lam chiều bình yên.

Nhưng nắng gió bão bung thì một mình luôn phải oằn mình hứng chịu. Nghèo! Miền Trung quê tôi còn nghèo lắm. Nhưng sao tôi yêu đến vậy! Yêu hơn chính bản thân mình. Dường như mỗi bước chân đi, từng nhịp đập của con tim đều khắc khoải bốn tiếng “miền trung nắng gió”. Một bi kịch chăng? Không! Chẳng có tình yêu nào mang bản chất bi kịch cả, chỉ có sức chịu đựng hãn hữu của con người dồn ép tâm lý tự vẽ lên bi kich mà thôi. Quê hương cũng vậy, không thể là bi kịch.
Vậy là niên học thứ hai trong quá trình năm năm Đại học của tôi đã lùi dần vào quá khứ. Hôm nay tâm trạng tôi háo hức với kỳ nghỉ hè hai tháng tại quê hương. Tôi học ở Vinh, cũng một miền cát trắng thôi nhưng Thanh Hóa của tôi thì lùi xa hơn xích đạo so với Vinh vột vĩ tuyến. Tôi đều coi là quê hương.
Hè này tôi trở về lòng chất chứa một niềm háo hức từ một lời hứa của người cậu đáng kính: “nghỉ hè, đi công trường cùng cậu”. Đó là một sự “mồi chài” có lẽ là có sức hút nhất trong cái cuộc đời đầy bông lông và rắc rối của tôi. Tôi như ngất ngây trong sung sướng khi nhận được “đăc ân” đó. Nó như chuốc thêm men vào cái tư tưởng luôn tiềm ẩn sự phá cách của tôi. Mặc dù khi đó tôi đã “to đầu” rồi (có lễ cả đời tôi vẫn vậy).
Năm giờ chiều tôi về đến nhà.
“Cái ông cậu” họ này của tôi cũng lạ lắm. Hơn tôi năm tuổi đã có người vợ hiền và hai người con trai kháu khỉnh rồi nhưng luôn muốn tôi là tri kỷ. Tôi cũng vậy, và sự thật đã là như vậy. Về tự nhiên thì kể cũng lạ, một con beo và một con dê.
Cậu tuyệt vời lắm, hồn nhiên, hòa nhã nhưng giỏi giang chu toàn có đủ. Thường ngày ở nhà “lêu lổng” tôi không một lần vắng mặt bên cậu, mặc dù có đôi khi chỉ ngồi tập tành nhấm nháp nước chè và “chém gió”. Có lúc chỉ ngồi như phỗng chẳng có chuyện gì để nói.
Cuộc sống khó khăn đã chấm dứt sự học của cậu ở năm lớp mười, quang cậu vào cuộc đời đầy dông tố để nhặt từng hột gạo, lá rau nuôi mưu cầu ấm no hạnh phúc. Cậu sá chi!
Năm hai lăm tuổi cậu cưới vợ, hai sáu tuổi cậu bắt đầu khấm khá bởi công việc làm ăn thuận lợi. Cậu nhận được những công trình khai thác đá nho nhỏ, cậu tận tâm gắng sức với nó. Hình ảnh của cậu lớn dần trong mắt chủ thầu. Cậu thành công.
Năm đó cậu nhận được công trình năng cấp tỉnh lộ thuộc địa phận huyện Mường Lát. Máy móc lỉnh kỉnh, cậu lôi kéo tôi.
Chiếc U-oát mang trên mình đầy đồ đạc và người lặc đặc rồ máy nhả khói mù mịt cả một khoảng sân nhà cậu. Hai giờ sáng chúng tôi lên đường.
Về miền Tây – niềm ao ước bấy lâu của tôi đang dần trở thành hiện thực qua những vòng quay nặng nề của chiếc U – oát. Trong ánh đèn pha hãn hữu cuả xe, tôi căng mình quan sát cảnh tượng xung quanh. Bốn giờ xe qua Lam kinh – nơi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, mười hai giờ xe qua cầu Hồi Xân và sau đó dừng nghỉ ở hang Ma. Qua cầu Na – Sài bắt đầu một viễn cảnh đầy ao ước trong tôi. Thiên nhiên hùng vĩ hoang sơ như hút hồn tôi lạc sâu vào từng tán cây, mỏm đá. Mắt tôi quan sát, tim tôi cảm nhận, óc tôi mơ màng, từng tế bào hoan ca.
Con đường lên xuống quanh co thất thường như chính những cạnh tượng thiên nhiên đang vẽ ra trước mắt tôi.  Nó chạy ngoằn nghoèo bên hữu ngạn dòng sông Mã men theo dãy trường thạch thẳng đứng ngước hết tầm mắt. Thỉnh thoảng trên cành cây xa xa nhô ra từ vách đá có một vài chấm nhỏ chân tay loằng ngoằng đua đưa. Khỉ rừng! Tôi doán vậy