Hãy trả lương cao cho chúng tao – bọn khốn
(Dấu chân người thầy)
Nếu ai đó hỏi tôi rằng, sự lựa chọn nào trong cuộc đời được tôi cho là đúng đắn nhất, tôi sẽ trả lời: Đó chính là quyết định trở thành người giáo viên. Chẳng thế mà sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Thật vậy, trong những ngày cuối thu này khi ngành giáo dục chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam lòng tôi lại thấy ấm áp hơn. Không thế sao được khi mà truyền thống “tôn sư trọng đạo” một lần nữa lại được dịp để toàn xã hội đề cao, trong đó hạt nhân là những người giáo viên như chúng tôi.  Cảm giác đó nghe như âm thanh giục dã của tiếng trống trường đang vang vọng khắp các mái trường trên dải đất Việt Nam yêu dấu này. Từ đồng bằng cho đến hải đảo, từ trung du cho đến miền núi cao còn bao khó khăn gian khổ như Sìn Hồ nơi in hằn dấu chân tôi đã nhiều năm nay công tác.
Vâng, Quả đúng như thế! Những ngày qua trên gương mặt của từng giáo viên hừng lên một niềm vui khôn xiết, hướng về ngày 20.11. Thế mới biết khó khăn có là chi khi lòng người đã quả quyết với sự nghiệp “trồng người”. TTGDTX-HNDN Sìn Hồ với đội ngũ giáo viên đông đảo nhưng phần lớn là những người ở xa quê. Chúng tôi đã không quản ngại những khó khăn gian khổ để lên vùng cao này đem cái chữ đến với các em học sinh.
Còn nhớ ngày mới đặt chân lên miền đất này, tôi còn là một giáo viên trẻ mới ra trường, cùng một số đồng nghiệp cùng trang lứa, ai nấy đều không khỏi mang trong mình một nỗi ưu tư trầm mặc. Vì xa quê hương, gia đình, vì bỡ ngỡ trong những bước đầu tiên của sự nghiệp, nhưng có lẽ nặng trĩu hơn hết là vì quang cảnh núi rừng hoang sơ và sự nghèo nàn lạc hậu của mảnh đất xa xôi này.
Rồi thời gian mang theo tất cả, chúng tôi ngày càng gắn bó yêu thương miền quê này hơn. Một cái nhìn hoang dại của một em học sinh người dân tộc H’mông, một sự bẽn lẽn của một em học sinh người dân tộc thái, một nét mặt tím tái vì rét mướt của một em học sinh người dân tộc Tày… cũng đủ làm lòng tôi khắc khoải, và luôn đau đáu một câu hỏi: Do đâu, vì đâu?
Thật khó tả tâm trạng vui của tôi khi các em học sinh của tôi hiểu được bài khi tôi lên lớp: rằng loài người từ đau mà ra, Chiêc ô tô, náy bay máy bay ra đời như thế nào, ai là người lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Tám thanh công ở Việt nam và long trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH tại quảng trường Ba Đình lịch sử… Và từ đó các em tự đúc rút cho mình một lẽ sống - tôi đã có câu trả lời cho riêng mình.
Để rồi trong ngày 20.11 chúng tôi nhận những đóa hoa tươi thắm từ nét mặt vui tươi rạng ngời, ánh mắt trong biếc hồn nhiên của các em học sinh. Để rồi chúng tôi xúc động khi nghe câu hát nhẹ ngân bên tai rằng: “ Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về sơm khuya, từng chiều giọt mồ hôi rơi nhòa trang giấy…” rằng “… một con đò sang ngang, ôi lòng thầy mênh mang. Cho em biết yêu bông thắm ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan, và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng, tình nghĩa thầy trò em vẫn nhớ ghi. Công cha nghĩa mẹ. Ơn thầy